CHƯƠNG 10: KHI THẤY HẾT SỨC, HÃY DÙNG CÔNG THỨC SỨC KHOẺ NÀY
Bác sĩ Franklin Ebaugh, giáo sư trường đại học y khoa Colorado, chủ trương rằng bệnh nhân trong các bệnh viện toàn khoa một phần ba bắt nguồn rõ ràng từ căn bệnh thể xác, một phần ba do tâm linh và thể xác, còn một phần ba do tâm linh hoàn toan. Bác sĩ Flanders Dunbar, tác giả cuốn sách MIND AND BODY (TÂM TRÍ VÀ THỂ XÁC) nói:
“Vấn đề không phải là chẩn bệnh xem căn bệnh phát nguồn từ thể xác hay tâm linh, nhưng là xem bao nhiêu phần từ thể xác, bao nhiêu phần từ tâm linh”.
Những ai quan tâm tới vấn đề và suy nghĩ một chút, cũng nhận thấy lời nhận định của các bác sĩ trên là đúng khi họ bảo cho chúng ta biết rằng ấm ức, giận ghét, hờn dỗi, ý xấu, ghen tương, trả thù đều là những thái độ làm cho con người suy yếu đến thành bệnh. Hãy thử giận dữ một phen mà coi, bạn sẽ cảm thấy dạ dày co thắt kỳ cục. Những phản ứng hoá chất trong cơ thể sẽ do các phát lộ tình cảm điều hành mà kết cục là những cảm xúc khó chịu đau đớn. Nếu tình trạng đó kéo dài một thời gian hoặc bộc phát dữ dội, tình trạng sức khoẻ chung của cơ thể sẽ bị suy giảm.
Tôi và một bác sĩ cùng quen biết một người đã quá cố. Ông bác sĩ bạn cho tôi biết rằng người đó chết vì bệnh giận hờn. Ông bác sĩ cảm thấy thật sự người đó đã chết đi vì họ thù hận quá lâu đời. Lòng thù hận của họ đã làm cho thể xác hết sức chống cự. Bác sĩ giải thích: “Khi cơn bệnh tấn công thể xác, họ không còn đủ sức chống cự lại nữa. Ý hướng xấu xa đã làm cho thể xác suy nhược”.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, xin hãy thành thật tự hỏi lòng mình xem bạn có nuôi dưỡng một ý hướng xấu xa nào không, một bực tức giận hờn nào không, và nếu có, xin hãy loại bỏ các ý tưởng đó đi ngay lập tức. Những ý tưởng đó chẳng những chẳng có thể làm gì tới được người bạn ghét hoặc tức, mà lại chỉ có một điều chắc chắn này là những ý tưởng đó đêm ngày lẩn quẩn ở trong đầu óc của bạn sẽ làm cho bạn càng thêm “tức mình”.
Nhiều người bị sức khoẻ yếu kém không phải vì những đồ ăn thức uống họ đã dùng, nhưng là vì những gì đó vẫn tiếp tục ăn dần ăn mòn con người của họ. Những cảm xúc xấu sẽ ảnh hưởng tới chính con người của bạn, làm bạn mất nghị lực, hết chí khí, giảm sút sức khoẻ, và dĩ nhiên làm bạn mất an vui hạnh phúc.
Tuy nhiên nhiều người vẫn nghĩ rằng Sách Thánh chỉ giảng những lời lý thuyết lý tưởng suông khi khuyên bạn đừng giận hờn ghen ghét. Sách Thánh không phải là một mớ lý thuyết suông. Đây là một cuốn sách tuyệt hảo dạy miễn phí trên đời này. Sách Thánh đầy dẫy những lời khuyên thực tế giúp ta sống vui và sống khoẻ.
Các bác sĩ thời nay nói cho ta biết rằng giận dữ, bực tức, mặc cảm tội lỗi chỉ làm cho bạn đau yếu mà thôi: lời nhận định lại chứng tỏ một lần nữa Sách Thánh là cuốn sách hợp thời nhất về việc giữ gìn bảo vệ sức khoẻ cá nhân, cho dù nhiều người coi đây chỉ là cuốn sách thuần tuý tôn giáo và không thực tế bao nhiêu. Đó là lý do tại sao người ta đọc Sách Thánh nhiều hơn sách nào hết. Trong Sách Thánh chúng ta khám phá cho biết những gì chúng ta sai lầm mà biết cách thức để sửa sai.
Giận dữ, bực tức, ghen ghét, hờn dỗi có ảnh hưởng lớn lao trên sức khoẻ con người: vậy phải làm gì để chống lại ảnh hưởng tai hại đó? Dĩ nhiên, điều quan trọng đầu tiên là lắp đầy tâm trí bằng các tư tưởng thiện chí, tha thứ, tin tưởng, yêu thương và tinh thần bình an. Nhưng làm thế nào đây? Sau đây là mấy lời chỉ dẫn thực hành. Nhiều người đã thành công áp dụng những lời này để chống lại những cảm xúc giận dữ. Áp dụng những lời chỉ dẫn vào đời sống thực tế sẽ tạo nên những cảm xúc lành mạnh.
1. Nên nhớ rằng giận dữ là một cảm xúc, và cảm xúc nào cũng nóng hổi và có khi còn nóng bỏng nữa. Do đó nếu muốn giảm bớt hiệu lực của giận dữ, bạn phải tập bình thản tỉnh bơ. Nhưng làm thế nào để có thể bình thản tỉnh bơ? Khi giận dữ, chúng ta đưa cánh tay giơ cao, dùng tiếng nói đay nghiến, rồi gân cốt căng thẳng, toàn thân cứng đơ. Tâm tư bạn sắp chiến đấu nên chất “adrenalin” tuôn ra khắp trong cơ thể.
Đây là hình ảnh và tâm trạng của con người “ăn lông ở lỗ” còn ở trong hệ thống thần kinh của bạn. Vậy bạn phải chống cự lại cảm xúc nóng hổi này bằng một thái độ bình thản: coi mọi sự tỉnh bơ y như thường. Bạn phải có ý chí cương quyết không nắm tay quả đấm lại. Giơ bàn tay với các ngón tay duỗi thẳng. Quyết chí giữ giọng nói nhỏ nhẹ: nói thì thầm đủ nghe. Ngồi xuống ghế hoặc nằm xuống ghế dài. Thật khó mà giận dữ ai được khi bạn đang đứng mà ngồi hoặc nằm dài xuống.
2. Giận dữ là hậu quả dữ dội của nhiều cái bực dọc nho nhỏ. Những cái bực dọc nho nhỏ này tuy tự mình chúng là nho nhỏ, nhưng gom góp lại có thể tạo nên sức mạnh làm hại con người chúng ta, đúng y như câu nói “góp gió thành bão”. Do đó xịn bạn làm một danh sách liệt kê những gì nhỏ mọn làm bạn bực dọc: dù những điều nhỏ mọn vô lý vô nghĩa chẳng đáng kể gì, nhưng xin bạn cứ ghi danh sách trên giấy trắng mực đen. Làm như vậy bạn sẽ cắt đi những lạch nước nho nhỏ có thể tụ hội tạo thành con sông lớn.
3. Mỗi khi cảm thấy giận dữ, xin bạn hãy nói: “khôgn có lý gì để tốn phí một ngàn đồng giận dữ chỉ vì năm ba xu bực dọc”.
4. Khi có một điều gì xảy đến làm bạn khó chịu, xin hãy giải quyết vấn đề càng sớm càng hay. Hãy đi tìm nói chuyện với người nào bạn thật tín nhiệm: nói tất cả mọi sự để không còn gì khó chịu trong con người của bạn nữa. Rôi hãy quên hết mọi sự.
5. Hãy cầu nguyện cho người nào đó đã làm khổ bạn. Hãy cầu nguyện cho đến khi bạn thấy hết không còn khổ đau gì nữa. Đôi khi bạn phải cầu nguyện một thời gian khá lâu mới đạt được kết quả như vậy.
Có người đã áp dụng phương pháp này và cho tôi biết họ ghi sổ những lần họ phải cầu nguyện cho qua đi cơn đau buồn và cho bình an tới. Con số lên tới 64 lần đúng ý như chang. Chắc chắn phương pháp đó sẽ đem lại kết quả tốt đẹp.
Hết chương 10 xem tiếp Chương 11: Làm sao để người ta thích bạn
Mục lục
Mục lục
Chương 1: Tin tưởng nơi chính mình
Chương 2: Tâm trí bình an sẽ tạo nên nghị lực
Chương 3: Làm sao để có nghị lực bền bỉ
Chương 4: Sức mạnh của cầu nguyện
Chương 6: Ước vọng những gì tốt nhất
Chương 7: Tôi không tin vào thất bại
Chương 8 : Làm sao để tránh thói quen lo lắng
Chương 11: Làm sao để người ta thích bạn
Chương 12: Liều thuốc chữa bệnh đau tim
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét