Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

MỘT SỐ VITAMIN CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ




Vitamin được chia thành hai nhóm là nhóm tan trong nước ( Vitamine C, các vitamin E nhóm B:B1, B2, B5, B6, PP…) nhóm tan trong dầu ( Vitamin A, D, E, K   ).

o       Các vitamin tan trong nước khi thừa đều được thải ra theo nước tiểu nên ít xảy ra tình trạng            ngộ độc.
o       Ngược lại, các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D được dự trữ ở gan với các mức độ khác nhau. Nếu lượng vitamin A, D quá cao sẽ gây ngộ độc cho cơ thể.








-   Vitamin A:



o       Vai trò của Vitamin A (retinol):
  1. Tái tạo biểu mô: Vitamin A cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn của giác mạc và các tổ chức biểu mô dưới da. Chống thoái hoá và nhiễm trùng. Thiếu vitamin A, da khô và có hiện tượng sừng hoá.
  2. Có vai trò trong sự tăng trưởng.
  3. Có vai trò trong quá trình cấu tạo sắc tố thị giác, tham gia cấu tạo rodopsin bằng điều  hoà cảm thụ ánh sáng võng mạc.
  4. Có vai trò trong quá trình cấu tạo sắc tố thị giác, tham gia vào cấu tạo rodopsin bằng điều hoà cảm thụ ánh sáng võng mạc.
  5.  Chống thoái hoá và nhiễm trùng, tham gia vào các quá trình đáp ứng miến dịch (tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ỉa chảy và viêm đường hô hấp ở trẻ thiếu vitamin A nhiều hơn hẳn với lô chứng.
  6.  Phòng ngừa ung thư.
o       Nếu thiếu vitamin A sẽ gây khô mắt, thường thấy ở màng tiếp hợp đầu tiên là mắt quan sát kém lúc chập tối (bệnh quáng gà), sau đó sẽ làm khô giác mạc, nặng hơn sẽ làm thủng giác mạc có thể gây mù. Thiếu vitamin A còn gây sừng hóa nang lông, bề mặt da thường nổi gai, dễ bong tróc da. Làm giảm tốc độ tăng trưởng và suy giảm sức đề kháng chống bệnh tật.
o      Nếu thừa vitamin A lại gây đau bụng, buồn nôn, bơ phờ, chậm chạp, phù gai thị, thóp phồng, đau xương khớp, rụng tóc, gan lách to. Khi xét nghiệm sẽ có vitamin A huyết thanh tăng, đó là các triệu chứng của ngộ độc máu, thường do uống vitamin A kéo dài. Với bà mẹ có thai trong 3 tháng đầu, nếu dùng quá 10.000 đơn vị (đv) mỗi ngày kéo dài dễ bị dị dạng thai nhi. Còn caroten, một tiền chất của vitamin A (chủ yếu là beta caroten) nếu tăng cao quá trong máu làm da có màu vàng, nhất là gan bàn tay, gan bàn chân nhưng củng mạc mắt không vàng. Ngừng caroten vàng da sẽ giảm dần.
o       Nhu cầu vitamin A hằng ngày ở trẻ em là 400-500mcg và ở người trưởng thành là 600-700mcg.
o     Vitamin A chủ yếu có trong các thực phẩm nguồn gốc động vật, đặc biệt ở gan các loài cá và động vật khác. Ở thực vật thường gặp dưới dạng caroten. Nó có trong phần xanh của thực vật cũng như các loại quả có màu da cam. Khi vào cơ thể caroten được chuyển hóa thành vitaminA khoảng 70-80% ở thành ruột non.
Từ 6mcg beta caroten của thức ăn chỉ có 1mcg retinol.
  1. Lượng vitamin A trong một số thực phẩm (mcg/100g thực phẩm): Gan gà: 6.960mcg, trứng vịt lộn: 875 mcg, gan lợn: 6.000mcg, trứng gà: 700mcg, lươn: 1.800mcg, trứng vịt: 360mcg.
  2.  Lượng beta caroten trong một số thực phẩm (mcg/100g thực phẩm): Cà rốt: 5.040mcg, rau ngót: 6.650mcg, gấc: 52.520mcg, rau giền cơm: 5.300mcg, đu đủ chín: 2.100mcg, rau giền đỏ: 4.080mcg, dưa hấu: 4.200mcg, rau đay: 4.560mcg, quýt: 1.625mcg, lá sắn tươi: 8.200mcg.
-      Vitamin D:  
o       Vai trò của vitamin D: là điều hòa chuyển hóa canxi và phospho trong cơ thể, làm tăng hấp thu và đồng hóa canxi lên tới 50-80% cần thiết cho quá trình cốt hóa.


o       Nếu thiếu vitamin D sẽ bị còi xương. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nếu thiếu vitamin D thì các rối loạn ban đầu không điển hình như dễ bị kích thích, suy yếu chung, ra mồ hôi trộm dần dần rõ hơn là chậm mọc răng, thóp liền chậm, dễ bị co giật, khi biết đứng trẻ sẽ cong cột sống, đi chân vòng kiềng. Ở xứ lạnh nguyên nhân chính là chiếu nắng không đủ. Biểu hiện lâm sàng thường rõ ở những trẻ bụ bẫm, lớn nhanh và không rõ ở những trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn.
o       Nếu thừa vitamin D: Khi dùng liều cao D2 và D3 có thể gây độc. Các triệu chứng hay gặp là kém ăn, buồn nôn, nóng, tiểu nhiều, có khi táo bón, khi tiêu chảy, ngừng lớn, xanh xao, thỉnh thoảng co giật, khó thở. Trong nước tiểu nhiều canxi - phospho và các tế bào hình trụ.
o       Nhu cầu vitamin D của trẻ còn bú, phụ nữ có thai và cho con bú là 500đv/ngày. Ở người trưởng thành là 100đv/ngày.
o    Nguồn cung cấp Vitamin D: Trong thực phẩm loại nguồn gốc động vật mới có vitamin D như sữa, trứng, gan bò, gan lợn đặc biệt là gan cá thu.
Lượng vitamin D trong một số thực phẩm (Đơn vị quốc tế/100g thực phẩm tươi). Sữa mẹ 2-4 đv (hè); 0,3-2đv (đông); lòng đỏ trứng: 300đv; gan bò 100 đv; sữa bò: 4đv; gan lợn: 90 đv; trứng: 50-200đv; gan cá thu: 500-1.800đv.


-          Vitamin E:
o       Vai trò Vitamin E:  đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình bảo vệ cơ thể chống lại tác hại do độc tố môi trường và các gốc tự do gây ra. Hơn nữa, vitamin E còn có tác dụng chống lại căn bệnh ung thư quái ác, đồng thời giảm được 50% nguy cơ mắc ung thư bàng quang và tuyến tiền liệt. Vitamin E có khả năng tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi lại với bệnh tật. Hơn nữa, vitamin E còn giúp các tế bào không bị thương tổn do các tia tử ngoại (UV), đồng thời hỗ trợ “sửa lỗi” ADN.  Ngoài ra vitamin E còn duy trì chức năng màng tế bào, tăng cường khả năng hấp thụ axit amino.



o       Nếu thừa vitamin n E: Dùng vitamin E quá liều làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, gây tình trạng nhiễm trùng trầm trọng vì làm giảm sự miễn nhiễm và sức đề kháng của cơ thể. Uống vitamin.E với liều 1.000 IU hằng ngày kéo dài hàng tháng có thể sinh các triệu chứng nhiễm độc như mệt mỏi, tăng huyết áp, sưng tĩnh mạch, chướng bụng...
o     Nhu cầu Vitamin E: Liều cần thiết cho cơ thể sử dụng hàng ngày trung bình khoảng từ 100-400 đơn vị. Vitamin E hầu như không có tác dụng phụ khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên khi lạm dụng vitamin E, dùng liều quá cao có thể gây buồn nôn, dạ dày bị kích thích hoặc tiêu chảy, chóng mặt, nứt lưỡi hoặc viêm thanh quản. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên vitamin E có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống động gây chảy máu. Khi dùng chung với Aspirin vitamin E có thể cản trở sự ngưng kết tiểu cầu của Aspirin.
o       Tuy nhiên cần lưu ý là vitamin E thiên nhiên tốt hơn vitamin E tổng hợp. Vitamin E tổng hợp có tới 8 đồng phân của tocopherol (gọi chung là DL-anpha tocopherol) trong đó có một phần vitamin E thiên nhiên (D-anpha tocopherol). Theo quy ước quốc tế 1mg vitamin E thiên nhiên bằng 1,49 IU còm 1mg vitamin E tổng hợp bằng 1 IU vitamin E. Căn cứ vào điều này để quy đổi khi tính toán liều bổ sung.
o     Nguồn cung cấp Vitamin E: Trong thực phẩm, vitamin E có nhiều trong các hạt nhiều dầu như đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ô-liu, hạt bí, hạt dưa. Các loại rau củ quả như bông cải xanh,  kiwi, xoài, củ cải trắng, đu đủ và rau nhiều lá như xà lách, rau diếp…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét